Chào mừng các bạn đến với diễn đàn chia sẻ của SVCG Di Trạch
Để có thể sử dụng tốt nhất các chức năng của diễn đàn, mong các bạn đăng ký hoặc đăng nhập.

Thân
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn chia sẻ của SVCG Di Trạch
Để có thể sử dụng tốt nhất các chức năng của diễn đàn, mong các bạn đăng ký hoặc đăng nhập.

Thân
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Thầy Gọi Anh Em Là Bạn
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập


NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNHXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Aug 20, 2011 12:06 am
NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH
NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH  NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH  NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH
NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH  hoang_bao1992NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH
NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH  NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH  NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH
[Thành viên] - hoang_bao1992
Thành viên
Thành viên
Nam Tổng số bài gửi : 129
Ngày Sinh : 14/09/1992
Ngày Tham Gia : 29/05/2011
Tuổi : 31
Đến từ : Đất lúa

NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH Vide

Bài gửiTiêu đề: NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH

LTCG (19.08.2011)

Nhìn bề ngoài thì dường như ở vùng mà dân Công Giáo chiếm tuyệt đại đa số này không có bất cứ vấn đề gì về việc sống đạo. Các ngày trong tuần, ngày nào cũng có Thánh Lễ. Còn Chúa Nhật thì có tới bốn lễ, lễ nào cũng đông nghẹt. Các lớp Giáo Lý Thiếu Nhi, Dự Tòng, Hôn Nhân, các hội đoàn, các giới sinh hoạt tấp nập v.v…

Thế nhưng nếu ví việc sống đạo như một tòa nhà thì tòa nhà ấy lại được dựng xây mà… không có móng. Hễ là nhà thì phải có nền; nhà càng lớn, càng nhiều tầng, thì nền càng phải kiên cố vững chắc. Trái lại, nhà mà không có nền, hoặc nền xây trên cát thì như Chúa nói: “Có mưa tuôn, nước lũ, gió bão ập vào thì nhà ấy ắt sẽ bị sập, đổ nát rất lớn” ( Mt 7, 27 ). Cái nền của tòa nhà sống đạo ấy không là gì khác mà đó chính là Đức Tin.

Sống đạo là sống Đức Tin của mình, thiếu hoặc không có Đức Tin thì việc sống đạo sẽ hờ hững và tôn giáo khi ấy chỉ còn là một thứ hình thức vô bổ. Một trong những nguyên nhân và là nguyên nhân chủ yếu khiến việc sống đạo không được xây dựng dựa trên nền tảng Đức Tin là vì từ trước đến nay việc giải nghĩa Kinh Thánh vẫn cứ còn theo nghĩa đen. Với nghĩa này thì Thiên Chúa, Đấng-phải-hết-lòng-tìm-mới-gặp ấy đã mặc nhiên trở thành một Đấng Thiên Chúa… tiền chế, có sẵn, chẳng cần tìm kiếm chi cả. Sống đạo như đã nói là sống Đức Tin của mình, thế nhưng Đức Tin chỉ thực sự cần thiết khi nào ta còn đang trên đường tìm kiếm. Ngược lại, nếu đã thấy, đã biết rồi thì cần gì phải tin ? Dẫu vậy có ai trong chúng ta đã biết, đã thấy Thiên Chúa, ngoại trừ Đức Kitô và những ai Ngài muốn mạc khải cho ? ( x. Mt 11, 27 ).

Giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa đen ( sens litteral ) đó là nguyên nhân chủ yếu khiến toàn bộ việc sống đạo đã không được dựng xây trên nền tảng Đức Tin và cũng chính vì sự giải nghĩa theo nghĩa này mà người Công Giáo chúng ta bị lúng túng không trả lời được những câu chất vấn của người thuộc các giáo phái Cải Cách về những tín điều Giáo Hội buộc phải tin chẳng hạn: Có chỗ nào Kinh Thánh nói rằng bà Maria vừa là mẹ Chúa Giêsu vừa là Mẹ Thiên Chúa ? Có chỗ nào Kinh Thánh nói rằng bà Maria thăng thiên cả hồn lẫn xác ? Hoặc có đúng là bà Maria trọn đời đồng trinh, vô nhiễm nguyên tội ? Hễ là Tín Điều thì buộc phải tin, không tin phải tội. Thế nhưng khi gặp những câu chất vấn như thế liệu chừng Đức Tin của chúng ta có không bị chao đảo ? Chẳng phải những dẫn chứng của họ đều dựa trên Kinh Thánh đó sao ?

Đức Tin chỉ thực sự cần thiết cho những ai còn đang trên đường tìm kiếm và đây cũng chính là mục đích của Kinh Thánh. Ông Phaolô nói với môn đệ mình là Timothêo6: “Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu rỗi bởi Đức Tin trong Đức Giêsu Kitô” ( 2Tm 3, 15 ). Ở đây nên nhớ được cứu là nhờ lòng tin vào Đức Kitô chứ không phải do đọc và hiểu Kinh Thánh. Nói cách khác Kinh Thánh chỉ nên được hiểu như là một thứ la bàn, một thứ kim chỉ nam để ta sử dụng như một phương tiện hữu dụng cho việc tìm kiếm chứ không phải là cái đích phải đến. Cái đích đến ấy chính là Đấng Thiên Chúa Ẩn Giấu ( Deus Abconsditus ) mà Đức Kitô vẫn gọi cách thân mật là Cha: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).

Thiên Chúa là Cha, nhưng đồng thời cũng là Đấng Ẩn Giấu, bởi đó cho nên chúng ta mới cần đến mạc khải của Đức Kitô. Nhược bằng không phải vậy, sao Chúa lại nói rằng không ai đến được với Cha mà không qua Thầy ? Tin tưởng nơi Đức Kitô, phó thác trọn cuộc đời mình để Ngài dẫn đường chỉ lối đến với Chúa Cha, lẽ ra đó phải là toàn bộ cuộc sống đạo của hết thảy tín hữu chúng ta. Thế nhưng thực tế hôm nay cho thấy không phải như vậy. Mạc khải của Đức Kitô đã bị gạt bỏ để thay thế vào đó là Đấng Thiên Chúa… tự mạc khải.

Về cái gọi là Thiên Chúa tự mạc khải này trong thực chất không hơn không kém, đó chỉ là một quan niệm của Thần học về Đấng Thiên Chúa Tạo Hóa. Lấy quan niệm thay cho hiện hữu, ý tưởng thay cho thực tại là một sai lầm mang tính chí tử của Thần Học từ bấy lâu nay. Quan niệm về một triệu đồng hoàn toàn khác với một triệu đồng có trong túi. Người ta chỉ có thể tiêu pha với những đồng tiền có trong túi chứ có ai mua sắm được gì với những quan niệm, dù là quan niệm một tỷ đôla cũng chẳng bằng một nghìn đồng bạc Việt Nam ta đang cầm trên tay trong thời lạm phát hiện nay.

Cùng một nhẽ ấy con người chỉ thực sự sống an thỏa trong Thiên Chúa Thực Tại chứ có ai sống với các quan niệm về Thiên Chúa bao giờ ? Thần Học vốn vẫn được hiểu như là khoa học đào sâu tìm hiểu về Thiên Chúa, cuối cùng chỉ có thể đưa ra một quan niệm nào đó về Thiên Chúa kể cả… cái chết của Ngài ( Théologie de la mort de Dieu ) và điều này khiến Đức Thánh Cha Benedict XVI hiện đang lo lắng: “Phải chăng chúng ta đang mở ra cho con người con đường đến với Thiên Chúa hay chẳng phải chúng ta đang che giấu nó ? Chẳng phải chúng ta, Dân Thiên Chúa phần lớn đã trở thành một dân vô tín và xa rời Thiên Chúa ? ( Nguồn Xuân Bích Việt Nam 22.4.2011 ).

Với quan niệm Thiên Chứa tự mạc khải, quả thật Thần Học đã che lấp con đường đến với Thiên Chúa bởi vì Ngài là Đấng-phải-hết-lòng-tìm-mới-gặp: “Các ngươi hãy tìm Ta và sẽ gặp được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng” ( Gr 29, 13 ). Thiên Chúa phải tìm mới gặp, không tìm thì không bao giờ có thể gặp. Tuy nhiên, Đấng Thiên Chúa ấy lại chẳng có ở bất cứ nơi đâu ngoài bản tâm mỗi người: “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng ngươi và ở trong lòng ngươi tức là đạo Đức Tin mà chúng tôi rao giảng đây” ( Rm 10, 8 ).

Đạo ám chỉ cho một thực tại không thể nói, không thể gọi tên ( Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả Danh phi thường Danh – Lão Tử, Đạo Đức Kinh, chương một ). Mặc dù không thể nói, không thể gọi tên nhưng Đạo ấy lại cần phải được rao truyền, không rao truyền thì làm sao chân lý có thể tiếp nhận ? Đức Kitô Phục Sinh truyền lệnh cho các môn đệ: “Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu phép rửa thì được cứu, còn ai không tin thì bị luận phạt” ( Mc 15, 15 – 16 ). Mệnh lệnh đưa ra thật rõ ràng, bổn phận chúng ta những môn đệ Chúa là rao giảng, còn thế gian thì phải lãnh nhận cùng với lòng tin và đây chính là công cuộc đưa Đạo vào Đời.

I. Kinh Thánh với cuộc sống

Trước Công Đồng Vaticano 2 ( 1962 – 1965 ) Thánh Kinh dường như xa lạ với người Công Giáo. Không có sách để đọc đã đành mà ngay cả trong các Thánh Lễ, Phúc Âm cũng chỉ được đọc bằng tiếng Latinh, dĩ nhiên Giáo Dân chẳng hiểu gì. Thế nhưng càng ngày, nhất là trong những năm gần đây tình trạng đã thay đổi rất nhiều.

Sách Kinh Thánh, nhất là phần Tân Ước, hầu như nhà nào cũng có, còn trong Phụng Vụ kể cả trong các giờ cầu nguyện cộng đoàn hay gia đình, Kinh Thánh bao giờ cũng được dành vị trí quan trọng nhất. Các sách Giáo Lý ngay từ khai tâm Kinh Thánh cũng được trích dẫn và cho các em học thuộc lòng từng đoạn. Việc dạy và học Kinh Thánh được khuyến khích mở rộng trong cả các hội đoàn, các giới v.v…

Với tất cả những nỗ lực cả về phía Giáo Quyền cũng như Giáo Dân như thế, quả thực Kinh Thánh đã gây được ảnh hưởng nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên ảnh hưởng ấy dường như càng ngày càng tỏ ra nguy hại cho Đức Tin Công Giáo đến nỗi: Dân Chúa phần lớn đã trở thành dân… vô tín !

Học Kinh Thánh để rồi đi đến chỗ… mất Đức Tin, thực ra điều đó không có chi khó hiểu bởi vì cái học ấy là học cốt để tăng tiến kiến thức. Đang khi đó kiến thức chẳng mảy may ích lợi gì cho phần tâm linh: “Văn tự làm cho chết, chỉ Thần Khí mới làm cho sống” ( 2Cr 3, 6 ).

Văn tự tức là kiến thức mà kiến thức nào cũng đều là sản phẩm của những gì mà con người đã thấy, nghe, cảm biết và suy nghĩ ( kiến văn giác tri ) ở trong phạm vi thế giới hiện tượng này. Tất cả những cái thấy, nghe, cảm biết và suy nghĩ ấy sở dĩ gây nên cái chết về phần tâm linh bởi hết thảy chúng đều do phân biệt mà có. Ta thấy cái nhà là nhà bởi vì đã phân biệt nhà với những cái không phải là nhà chẳng hạn: vườn tược, người ngợm, xe cộ v.v… Ta thấy có giàu bởi có sự phân biệt với nghèo… Ta cho có thiện và yêu mến thiện ấy là vì cho là có ác và ghét ác, điều này không khỏi khiến tâm ta thiên lệch để rồi gây nên biết bao sự bất công cho người mà không biết v.v… và v.v…

Trở lại với việc học Kinh Thánh, nếu chỉ cốt tăng tiến kiến thức tức là đã tạo cho mình những cái biết sai lầm không đúng như sự thật nó là ( như thực ). Cái biết sai lầm đầu mối của mọi sai lầm đó là việc giải nghĩa Kinh Thánh theo duy lý. Thiên Chúa là Thực Tại Vô Phân Biệt không thể nói không thể gọi tên ( Đạo khả Đạo… Danh khả Danh… ) thì nay lại đã biến thành Thiên Chúa tự mạc khải. Thiên Chúa tự mạc khải chẳng qua đó chỉ là cái quan niệm của Thần Học về Đấng Thiên Chúa Tạo Hóa. Với quan niệm này mà thực tế cho thấy nó đã không cách chi tránh khỏi tục hóa: biến Tin Mừng của Đức Kitô về Nước Trời mầu nhiệm nội tại ( Lc 17, 20 – 21 ) thành ra một thứ… tin kỳ cục: “Tin Mừng về Nước Trời đã là sự thông báo về một trạng thái mới của sự vật trên mặt đất. Một trật tự xã hội mới, trong đó người nghèo sẽ không còn nghèo, những người đói sẽ được no và những người bị áp bức sẽ được giải thoát” ( Lm. Vương Đình Bích – Đức Giêsu trước khi có Kitô giáo ).

Sẽ không lấy gì làm khó hiểu với việc người ta ngang nhiên bác bỏ Tin Mừng của Đức Kitô để thay thế vào đó một thứ ảo vọng chính trị như thế này. Tuy nhiên đây phải chăng lại là nguyên do của tất cả phản bội đối với Giáo Hội “Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền” từ trước đến nay và ngày càng dữ dội: Bất tuân phục, phong chức Giám Mục có tính khiêu khích tại Trung Quốc những ngày gần đây ? Dấn sâu vào sự thỏa hiệp với các thế lực cầm quyền, mưu cầu lợi quyền địa vị mà quên đi sứ mạng rao truyền chân lý cao cả của môn đệ Chúa Kitô.

“Anh em hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” ( 1 Pr 3, 15 ). Làm sao có thể trả lời chất vấn bằng thỏa hiệp chính trị bởi vì hy vọng của chúng ta là ở đời sau chứ đâu phải đời này. “Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là hy vọng vì ai lại hy vọng điều mình đã thấy rồi ư ? Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 8, 24 – 25 ). Niềm hy vọng của chúng ta không phải hão huyền bởi vì nó đã được chứng thực ngay ở đây, lúc này bởi vô vàn chứng nhân mà chúng ta có thể kể ra vài ba tên tuổi tiêu biểu như Mẹ Teresa thành Calcutta, như Đức Gioan Phaolô II, như Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận…

II. Kinh Thánh với đối thoại

Ở bất cứ nơi nào, thời nào, Đạo Công Giáo cũng bị chống đối, bách hại và điều này đã được Đức Kitô báo trước: “Ví bằng thế gian ghét bỏ các ngươi thì hãy biết rằng họ đã ghét bỏ Ta trước các ngươi” ( Ga 15, 18 ). Sống trên đời ai cũng muốn mình được người khác chấp nhận chứ chẳng ai muốn bị ruồng rẫy xua đuổi bao giờ. Ấy vậy sao Chúa lại tiên báo một điều chẳng… dễ chịu cho chúng ta như thế ? Thực hiện bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ, chúng ta ai cũng cần phải biết được mục đích của nó. Nếu không, khi gặp khó khăn trở ngại tất sẽ chùn bước bỏ cuộc.

Việc đời đã vậy, việc đạo cũng không khác, tất nhiên cũng cần phải biết sống đạo để làm gì ? Chúa báo trước về sự ghét bỏ nhưng đồng thời Ngài cũng nêu luôn lý do của sự ghét bỏ ấy: “Nếu các ngươi thuộc về thế gian thì thế gian chắc hẳn sẽ yêu mến kẻ thuộc về mình. Nhưng các ngươi không thuộc thế gian, song Ta đã lựa chọn các ngươi ra khỏi thế gian nên thế gian ghét bỏ các ngươi” ( Ga 15, 19 ). Những người có Đạo chúng ta không thuộc thế gian có nghĩa không có cùng mục đích sống như họ. Người đời sống hoặc là để kiếm tìm lợi lộc danh vọng quyền lực. Hoặc có khi chỉ sống ngu ngơ, chẳng biết sống trên đời để làm gì, chết rồi đi đâu v.v…

Phần chúng ta nếu đã được Chúa lựa chọn ra khỏi thế gian thì đương nhiên không thể sống như người đời có nghĩa không còn ham mê của cải danh vọng chức quyền gì nữa. Sống mà không giống như người đời ắt sẽ không khỏi bị thế gian ghét bỏ bởi vì họ cho rằng sống như vậy là… hèn, là ngu. F. Nietzche, ông tổ của triết hiện sinh vô thần, đã lên giọng mỉa mai: “Thực ra nhiều khi tôi đã phải phì cười khi thấy bọn bệnh tật kia, họ nghĩ họ tốt lành chỉ vì chân tay họ bất toại” ( Trần Thái Đỉnh – Triết Học Hiện Sinh ).

Còn Karl Marx thì phê bình tôn giáo một cách cay nghiệt: “Cảnh khốn cùng của tôn giáo vừa là cách diễn tả cảnh khốn cùng thực sự vừa là sự phản kháng cảnh khốn cùng thực sự. Tôn giáo là tiếng than vãn của thọ tạo bị đàn áp, là tâm hồn của một thế giới vô tâm, cũng như tôn giáo là tinh thần của những tình huống vắng bóng tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” ( Karl Heinz Weger, SJ, Phê bình tôn giáo qua các tác giả ).

Chúng ta nghĩ thế nào về những lời lăng mạ, khinh miệt trên đây, có quá ư bất công với Đạo Công Giáo chúng ta, một Đạo chỉ biết lấy ân báo oán, cố gắng thực hiện lời dạy của Chúa: yêu thương cả kẻ thù nghịch cùng mình ? Nếu trả lời là có, thì thật ra đã không nhớ gì về lời tiên báo của Chúa: “Sự ghét bỏ của thế gian đối với các con là đương nhiên bởi vì chúng đã ghét Thầy trước”. Chúa Giêsu có lần hỏi: “Ta do Cha Ta mà tỏ nhiều việc lành cho các ngươi. Vậy vì việc nào trong đó mà các ngươi lại ném đá Ta ? Người Do Thái đáp, ấy chẳng phải vì việc lành mà chúng ta ném đá đâu nhưng vì ngươi lộng ngôn, là người mà lại tự tôn là Thiên Chúa” ( Ga 10, 31 – 33 ).

Người Do Thái xưa kia và người thế gian bây giờ vẫn không có gì khác trong việc ghét Đạo, lý do là bởi tất cả vẫn còn bị che lấp trong vòng trói buộc của vô minh: chấp xác thân này là thật, chấp cõi đời này là thật. Đức Kitô từ chốn vinh hiển tột bực xuống thế làm người chịu nhục chịu chết chỉ với mục đích là để cho con người nhận biết và trở lại sống với phẩm chất cao quý Con Thiên Chúa của mình. Nhận biết như thế cũng là nhận biết Sự Thật và chính Sự Thật này sẽ đem lại giải thoát cho ta: “Sự thật sẽ giải thoát anh em” ( Ga 8, 32 ).

Đức Kitô đã rao giảng Sự Thật nhưng thế gian không nhận biết và đã giết Ngài. Chúa bị giết nhưng cũng chính bởi đó mà Đạo Chúa mới có thể viên thành: “Nếu hạt lúa mì chẳng gieo xuống đất mà thối đi thì nó cứ chỉ trơ trọi một mình nhưng nếu nó chết đi thì sẽ kết quả nhiều” ( Ga 12, 24 ). Chúa tự ví mình như hạt lúa mì gieo vào lòng đất, còn chúng ta những môn đệ Ngài cũng phải nên như thế thì mới có thể đem Sự Thật đến cho người khác được. Đem Sự Thật Con Thiên Chúa ấy đến cho mọi người bất luận kẻ thân người thù, đó phải là công việc đối thoại mà chúng ta cần tiến hành. Tuy nhiên để làm được công việc khó khăn ấy, chúng ta cần phải học hỏi ở nơi Kinh Thánh, bởi vì đây chính là mục đích của Sách Thánh: “Cả Kinh Thánh đều được linh hứng, có ích cho sự dạy dỗ, thuyết phục sửa trị luyện tập trong sự công chính hầu cho người của Thiên Chúa được trọn vẹn và sẵn sàng dạy dỗ để làm mọi việc lành” ( 2Tm 3, 16 – 17 ).

Kinh Thánh có ích cho sự dạy dỗ, thuyết phục…có nghĩa cho việc đối thoại, do đó sự học phải khác với đời. Người đời dù họ học với bất cứ môn gì cũng là để thu nạp kiến thức. Càng nhiều kiến thức bao nhiêu thì càng được cho là… giỏi bấy nhiêu. Trái lại, học Kinh Thánh là cái học Bỏ Mình, tức là bỏ đi những điều chấp trước, những thành kiến này nọ mà mình đã thu nãp từ trước đến giờ. Có kiên tâm trì chí học Kinh Thánh trong việc bỏ mình như thế thì ta mới có Sự Thật ở nơi mình để mà đối thoại với người đời được.

Sự Thật được Chúa ví như “của báu chôn trong ruộng, có người tìm được thì yểm đi, vui mừng mà đem bán hết gia sản sự nghiệp mình mà mua lấy” ( Mt 13, 44 ). Ruộng đây là ruộng Tâm, Sự Thật vốn vẫn được chôn giấu sâu thẳm trong ruộng Tâm đó nhưng ta cần phải hết lòng tìm, có tìm mới gặp, không tìm thì không thể gặp. Trải qua các thế hệ từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, đã có không biết bao nhiêu là con người đã gặp ( giác ngộ ) và khi đã gặp rồi thì đều mừng rỡ hân hoan. Đức Khổng Phu Tử cũng rất ước ao gặp được cùng một Sự Thật ấy, thế nên ngài nói trong sách Luận Ngữ: “Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ” ( Buổi sáng được nghe và hiểu Đạo, buổi tối có chết cũng thỏa ).

Chân lý là một, không thể có hơn một chân lý mà vẫn là chân lý bao giờ. Cuộc đối thoại liên tôn đã được Giáo Hội khởi xướng và nó chỉ có thể thực sự mang lại kết quả khi nào chúng ta thay đổi được cách nhìn đối với Kinh Thánh.




NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI KINH THÁNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tin Tức Giáo Hội Việt Nam-
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Diễn đàn xây dựng bởi Ban Truyền Thông II và các thành viên
SVCG Di Trạch

Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Copyright © 2007 - 2010, SVCG Di Trạch .
SVCG Di Trạch
Địa chỉ:Xóm Đa - Di Trạch-Hoài Đức-Hà Tây
ĐT: 0988942060 *-* Email: gscditrach@gmail.com

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất